00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Thiết bị đeo như smartwatch (và cả smartband) đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào khả năng theo dõi sức khỏe và thể chất.
Những thiết bị này được trang bị nhiều cảm biến cho phép theo dõi nhiều chỉ số và số liệu khác nhau, từ đó cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng sức khỏe của người dùng. Nhưng nếu đang cảm thấy chúng vướng víu để mang khi ngủ, dưới đây là một số lý do khiến người dùng phải suy nghĩ lại.
Theo dõi và lịch trình giấc ngủ
Một trong những lợi ích nổi bật của smartwatch là khả năng theo dõi giấc ngủ. Deo smartwatch trong khi ngủ sẽ giúp người dùng có thể nhận được những dữ liệu về các kiểu giấc ngủ của mình. Mặc dù không thể thay thế cho các thiết bị và xét nghiệm giấc ngủ y tế chính thức, việc theo dõi giấc ngủ bằng smartwatch vẫn là một công cụ hỗ trợ hữu ích.
Smartwatch rất hữu hiệu để theo dõi giấc ngủ.
Việc lập biểu đồ các mẫu giấc ngủ giúp người dùng dễ dàng nhận diện thời điểm có giấc ngủ ngon nhất và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chẳng hạn, người dùng có thể phát hiện rằng những đêm trời mưa thường mang lại giấc ngủ sâu hơn. Những dữ liệu này có thể trở thành thông tin bổ sung quý giá khi người dùng trao đổi với bác sĩ về tình trạng giấc ngủ của mình.
Ngoài ra, smartwatch còn cho phép người dùng thiết lập lịch trình ngủ, bao gồm thời gian đi ngủ và thức dậy. Họ có thể đặt lời nhắc để không thức khuya và chọn thời gian thức dậy phù hợp. Việc kết hợp giữa lời nhắc ngủ và báo thức với thông tin theo dõi giấc ngủ sẽ giúp người dùng có được giấc ngủ đủ và chất lượng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động trong suốt cả ngày.
Theo dõi sức khỏe
Mặc dù không thể thay thế các thiết bị y tế chính thức nhưng smartwatch vẫn có thể cung cấp thông tin hữu ích. Khi ngủ, smartwatch có thể giúp người dùng thiết lập một bức tranh toàn diện hơn về sức khỏe tim mạch của mình. Các chỉ số như nhịp tim khi nghỉ ngơi (RHR) được theo dõi liên tục trong suốt cả ngày nhưng việc theo dõi trong khi ngủ sẽ giúp có cái nhìn rõ hơn về tình trạng sức khỏe tổng thể, bao gồm cả những khoảnh khắc không hoạt động.
Các dữ liệu từ smartwatch giúp theo dõi sức khỏe dễ hơn.
Ngoài ra, biến thiên nhịp tim (HRV) cũng là một chỉ số quan trọng cho biết nhịp tim có nhanh hay chậm trong các tình huống căng thẳng và nghỉ ngơi. Để có được một đường cơ sở chính xác cho HRV, người dùng cần thu thập dữ liệu trong một khoảng thời gian dài. Điều này có nghĩa là nếu muốn theo dõi chỉ số này, việc đeo smartwatch khi ngủ mỗi đêm trong vài tuần là rất cần thiết.
Báo động và cảnh báo
Ngoài việc hỗ trợ người dùng trong suốt cả ngày, smartwatch còn mang lại nhiều tiện ích khi người dùng đi ngủ. Chúng không chỉ đơn thuần là báo thức mà còn có thể gửi thông báo về các sự kiện quan trọng trong khi người dùng đang nghỉ ngơi. Ví dụ, người dùng có thể nhận thông báo về tin nhắn, cuộc gọi hay email mà không cần phải chạm vào cổ tay.
Các báo động và cảnh báo cũng giúp ích khi theo dõi trẻ.
Đặc biệt, một số ứng dụng trên smartwatch có thể cảnh báo người đeo về những âm thanh xung quanh mà họ có thể không nghe thấy, như tiếng động từ thú cưng hay máy báo khói. Điều này rất hữu ích trong những tình huống bất ngờ.
Đối với các bậc phụ huynh có trẻ nhỏ, smartwatch còn có thể được sử dụng như một thiết bị theo dõi trẻ em. Bằng cách kết nối với một thiết bị theo dõi riêng, người dùng có thể nhận biết được bất kỳ âm thanh hay chuyển động nào xảy ra trong phòng của trẻ. Nhờ đó, họ có thể kiểm tra tình hình qua video hoặc âm thanh ngay trên cổ tay mà không cần phải rời khỏi giường.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Nếu đang tìm kiếm smartwatch tốt với mức giá hấp dẫn nhất, các sản phẩm đến từ Xiaomi có thể là lựa chọn được ưu tiên.
Theo Khôi Nguyễn – SlashGear ([Tên nguồn])
Thời trang Hi-tech – 24H RSS
Nguồn: Sưu Tầm internet